Đừng hô hào chúng tôi cần thực phẩm sạch nhưng cuối cùng vẫn đi mua thực phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, thích giá rẻ…
Ngày 13-12, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM phối hợp với hệ thống siêu thị VinMart & VinMart tổ chức hội thảo “Ăn sạch sống xanh” và Hội thi “Sạch tươi ngon, cùng con khôn lớn”.
Mua rau ở chợ hay siêu thị
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lí an toàn thực phẩm cho biết, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đặt ra thách thức lớn cho cả cơ quan quản lí, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng (NTD) làm sao đảm bảo bữa ăn an toàn cho gia đình. “Nếu chúng ta cấm thực phẩm bẩn nhưng nếu không có thực phẩm sạch thì người dân tiêu thụ cái gì?”, bà Lan đặt vấn đề.
Bà Lan nói tiếp: “Tôi không nói thực phẩm ở chợ truyền thống là không an toàn nhưng mua ở siêu thị đảm bảo an toàn hơn. Nếu có những bà nội trợ đã quen đi chợ truyền thống, là mối mấy chục năm của người bán, biết nguồn gốc thực phẩm an toàn rồi thì tôi khuyến khích tiếp tục đi mua.
Chúng tôi mong muốn phụ nữ ủng hộ thực phẩm sạch bằng hành động thực tế, đừng hô hào chúng tôi cần thực phẩm sạch …nhưng cuối cùng vẫn đi mua thực phẩm trôi nổi, thích giá rẻ. Ủng hộ những địa điểm kinh doanh hợp pháp, không tiếp tay cho chợ cóc, chợ vỉa hè, chợ tự phát ngoài vi phạm quy định ATTP”.
Cùng ý kiến trên, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công thương PHCM cho rằng, nếu có điều kiện người tiêu dùng nên đến hệ thống phân phối hiện đại để đảm bảo hơn cho nguồn gốc sản phẩm. Còn nếu không có điều kiện, khi đến chợ thì cần được mua ở các quầy sạp bên trong lòng chợ, được quản lí bởi BQL chợ. Vì trong công tác quản lí nhà nước, BQL chợ sẽ kiểm tra kiểm soát nguồn hàng vào chợ.
“Người tiêu dùng không nên mua thực phẩm ở lề đường, vỉa hè. Đấy là những hàng hóa gần như không ai biết nguồn gốc từ đâu đến. Người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn hàng hóa, ở những địa chỉ uy tín như 204 siêu thị, hơn 2.300 cửa hàng tiện lợi …đề mua sắm hàng hóa an toàn cho gia đình”, bà Trang khuyến nghị.
Người tiêu dùng đang tham gia trò chơi tại sự kiện “từ ăn sạch đến sống xanh “
Nhận diện thực phẩm sạch bằng mắt thường ra sao?
Một bà nội trợ (Quận 5) cho biết gia đình hiện đang mua thực phẩm sạch an toàn từ một siêu thị khác. Nay biết được thêm Vinmart, Vinmart+ rất vui nhưng không biết giá sản phẩm có đắt hơn các siêu thị khác không?
Một bà nội trợ cũng hỏi khi thấy Vinmart, Vinmart+ đưa nhiều thương hiệu riêng từ rau, trái cây, thực phẩm khô…có bao bì bắt mắt. Vậy các sản phẩm này có sự khác biệt với siêu thị khác hay không?
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó tổng giám đốc, phụ trách chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ cho biết, giá cả tại Vinmart, Vinamart+ sẽ rất hợp lí cho người tiêu dùng.
Bà Hồng cho biết thêm, đối với thương hiệu VinEco, trước khi làm chuỗi bán lẻ đã làm trong VinEco nên hiểu hơn ai hết VinEco hoạt động thế nào. Thật sự các sản phẩm của VinEco rất sạch. “Chúng tôi nhập nhà kính từ Israel, những công nghệ hiện đại nhất, từ giống phân, quy cách trồng …nên đảm bảo tất cả sản phẩm của Vinceco đều đạt tiêu chuẩn chất lượng”, bà Hồng khẳng định.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lí an toàn thực phẩm cia sẻ, về xác xuất thì khi đến các địa chỉ uy tín, hợp pháp người tiêu dùng sẽ dễ mua được thực phẩm sạch, đừng mua trôi nổi.
Thứ hai là, trong hệ thống bán lẻ hiện đại, bản thân siêu thị… đã có hệ thống quản lí chất lượng, như Vinmart đã đầu tư hệ thống kiểm nghiệm rất tốt để kiểm nghiệm xem còn dư chất cấm hay không.
Nhưng đó là phía doanh nghiệp, còn quản lí nhà nước sẽ đánh giá nguy cơ, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ. Bằng mắt thường chỉ phân biệt trường thịt ôi thiu, chảy nước…còn có những loại nhìn đẹp mượt mà nhưng chứa hóa chất thì cần phải kiểm nghiệm.
Đây là trách nhiệm cơ quan quản lí, đi tiền kiểm, thẩm định cấp phéo cho doanh nghiệp, tiếp đến là đi hậu kiểm. Nếu doanh nghiệp làm sai Ban xử lí và công khai thông tin trên trang web của Ban.
Mặt khác bà Lan cũng thừa nhận việc hiện nay thu nhập của người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, cũng rất mừng hiện nay cũng có doanh nghiệp đồng hành mang đến nguồn thực phẩm có chất lượng, sạch giá cả hợp lí đến từng bếp ăn gia đình.
“Thị trường cạnh tranh, DN phải tự làm mới mình, phải đầu tư sản xuất, phân phối cho đạt chuẩn. Chẳng hạn các sản phẩm của VinEco được trồng trọt đạt chuẩn và sau đó phân phối qua hệ thống Vinmart, Vinmart+…Chúng tôi rất khuyến khích những mô hình này. Và mong người dùng ủng hộ để cùng nhau xây dựng thực phẩm sạch”, bà Lan nói.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở công thương TP.HCM cho biết, TP.HCM có hệ thống phân phối lớn nhất cả nước với 204 siêu thị, 44 Trung tâm thương mại trong đó 50% trung tâm có kết hợp với siêu thị; 2.300 cửa hàng tiện lợi. Ba chợ đầu mối, 239 chợ truyền thống, khoảng 250 chợ tự phát, chợ tạm.
Đáng chú ý hiện nay doanh thu của hệ thống phân phối hiện đại chiếm 30% trên tổng doanh thu bán lẻ, các chợ đầu mối, truyền thống doanh thu bán hàng chiếm đến 70%. Đây là hệ thống phân phối chủ lực đến bữa ăn gia đình.